Cách kiểm tra ô tô cũ giá rẻ trước khi mua
Xe trong nước giá vẫn ở mức cao, ô tô mới nhập khẩu nguyên chiếc tuy giá có giảm nhưng cũng không “bõ bèn” gì, mua xe cũ đã qua sử dụng vẫn là lựa chọn của số đông người tiêu dùng hiện nay. Vậy làm cách nào để người tiêu dùng có thể tự kiểm tra một chiếc ô tô đã qua sử dụng? Sau đây là vài “bí kíp” để người tiêu dùng tham khảo.
Theo kinh nghiệm của các thợ máy lành nghề, việc kiểm tra một chiếc ô tô đã qua sử dụng để biết được “chất lượng” cũng như những nhược điểm của xe là không khó. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách kiểm tra thì chẳng khác nào “vẽ rắn thêm chân”. Thông thường, hai tiến trình quan trọng nhất trong việc chọn mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng là kiểm tra lịch sử xe và lái thử xe.
1
Kiểm tra lịch sử xe
Kiểm tra tình trạng bánh lốp về mức hư hại bên hông và vòng tròn của bánh. Nếu bánh lốp mòn không đều, có khả năng bánh xe không được lắp đúng hướng. Sau đó bạn hãy quay bánh xe, bánh xe phải quay nhẹ nhàng mà không hề có tiếng ồn hay rung. Về hộp số thì phải khớp và di chuyển nhẹ nhàng, không hề có tiếng ken két. Nếu bàn đạp cứng không trơn là có dấu hiệu các bộ phận cấu thành bị mòn.
2
Kiểm tra dầu và nắp dầu cũng rất cần thiết.
Nếu thấy có cặn dầu, nhiều khả năng động cơ bị hư hại và mất nhiều tiền để sửa lại. Bạn cũng nên kiểm tra ống khói, phải chắc chắn rằng không có nhiều khói xanh khi xe chạy. Nếu có nhiều khói xanh, đó là dấu hiệu động cơ bên trong đã mòn quá mức.
3
Kiểm tra độ ghỉ sét
Bạn phải kiểm tra xe có bị gỉ sét không, kể cả mặt đáy của xe, đặc biệt là hệ thống khói. Ngoài việc phải xem kỹ lớp sơn có bong ra hay không thì kiểm tra đồng hồ hiển thị quãng đường xe đã đi, nếu quãng đường xe đi càng nhiều thì độ hao mòn càng cao. Bạn nên đóng-mở tất cả các cửa sổ và cửa ra vào của xe để xem chúng có trục trặc, sau đó kiểm tra phanh xe có hoạt động tốt không. Kiểm tra tất cả hệ thống điện như nút bấm điện mở cửa sổ và cửa ra vào, cần gạt nước…
4
Lái thử xe
Để kiểm tra một chiếc xe đã qua sử dụng việc lái thử là rất cần thiết, mỗi chiếc bạn cần lái thử ít nhất 2 lần, nên lái xe thử trên đường yêu tĩnh để có thể nghe tiếng máy có êm không (ảnh). Sau khi bạn quyết định được chiếc xe này tốt thì hãy lái nó ở phạm vi rộng hơn, ít nhất là nửa tiếng lái thử. Nếu có thể bạn hãy lái xe thử ở các loại đường khác nhau để xem xét góc độ xử lý tình huống của xe. Điều cuối cùng bạn phải nhớ, bảo đảm rằng khi bạn bước vào xe sẽ có cảm giác thoải mái và phù hợp với nhu cầu bạn đang cần.
10 bộ phận cần kiểm tra khi mua xe cũ
Mua xe cũ là một cách tiết kiệm nguồn tài chính, nhưng hãy kiểm tra cẩn thận các bộ phận nếu không bạn rất dễ bị 'hớ'.
Lời khuyên của các chuyên gia dành cho những người đi mua xe cũ là nên đi cùng một người am hiểu về kỹ thuật xe hơi, kinh nghiệm và kiến thức của họ sẽ giúp bạn đánh giá một chiếc xe tổng thể nhất. Dưới đây là 10 bộ phận tưởng chừng có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều người hay bỏ qua khi đi mua xe cũ.
1. Thân xe
Kiểm tra thân xe là điều đầu tiên bạn nên làm khi tiếp cận với một chiếc xe cũ. Kiểm tra nước sơn, độ phẳng, cong của lớp vỏ, gỉ sét là những yếu tố có thể nhìn bằng mắt thường thông qua đó phần nào nhận định tuổi thọ hoặc độ bền của xe.
2. Lốp, hệ thống giảm xóc
Kiểm tra độ bền lốp, áp suất lốp còn đủ tiêu chuẩn hay không, có cần thay thế hay không để làm yếu tố thương thảo giá. Hệ thống giảm xóc cũng quan trọng không kém, thử cho xe chạy ở những loại địa hình khác nhau để kiểm tra phản ứng.
3. Đèn xe
Hệ thống đèn là rất cần thiết khi di chuyển ban đêm hay qua những vùng nhiều sương mù, hay có mưa. Đèn pha trước sau, đèn phanh và đèn tín hiệu đều cần được thử nghiệm độ sáng, độ chiếu xa cũng nhưng tuổi thọ đèn.
4. Bảng điều khiển
Bảng đồng hồ điều khiển cùng các nút bấm hoặc màn hình cảm ứng cần chính xác, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về tình trạng xe và hành trình di chuyển. Thử tất cả các nút bấm dù là nhỏ nhất như âm lượng, chuyển bài hát để chắc chắn rằng mọi bộ phận của xe đều hoạt động trơn tru với nhau.
5. HVAC (Heating, Ventilation & Air Conditioning)
HVAC là hệ thống nhiệt, quạt thông gió và điều hòa không khí của xe. Đối với những đất nước có khí hậu khắc nghiệt như ở Việt Nam thì việc kiểm tra hệ thống HVAC lại càng cần thiết.
6. Két làm mát, ống dẫn
Két nước làm mát là bộ phận đầu tiên dễ dàng kiểm tra bên dưới nắp ca-pô. Nếu dung dịch không nhiều, có hiện tưởng dính bẩn thì chứng tỏ chủ cũ đã không quan tâm nhiều tới bộ phận này. Người thợ kỹ thuật cũng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các lá tản nhiệt để chắc chắn không bị mỏng hay xốp. Đường dẫn nước mát cũng nên soi xét để biết có cần thay hay không.
7. Dầu nhớt
Dầu bôi trơn động cơ cũng như máu của cơ thể sinh vật, nếu không đủ dung tích hoặc chất lượng không tốt thì cỗ máy sẽ không thể cho hiệu suất cao, nhanh hao mòn. Giống với nước mát, dầu bôi trơn nên kiểm tra lượng và chất.
8. Động cơ
Kiểm tra động cơ ở đây bao gồm nổ máy và sức nén. Thời gian khởi động máy, tiếng máy nổ có "mượt", êm hay không đều khiến những người lành nghề phát hiện ra vấn đề của động cơ. Đồng hồ kiểm tra lực nén sẽ giúp người thợ kiểm tra áp lực mà xi-lanh tạo ra có đạt tiêu chuẩn hay không.
9. Ống xả
Điều đầu tiên là thử ga mạnh kiểm tra lượng khói thoát ra từ ống xả nhiều hay ít, có màu lạ hay không, nếu có vấn đề chứng tỏ xe đang thiếu dầu hay lâu chưa thay dầu hoặc ống xả, động cơ gặp trở ngại trong quá trình đốt cháy hay xả khí thải. Cũng không nên dễ dãi để chấp nhận nhưng chiếc xe với ống xả quá cũ, có khả năng bị thủng bất cứ lúc nào.
10. Phanh, hệ thống truyền động
Yến tố an toàn là phanh cần đặt lên hàng đầu, thử phanh ở nhiều điều kiện mặt đường cũng như thời tiết để chắc chắn rằng hệ thống thủy lực, má phanh, đĩa phanh đều đạt tiêu chuẩn. Hộp số cần được thử nghiệm ở nhiều tốc độ, đặc biệt với số sàn, nếu có tiếng động lạ mỗi lần vào số, chân ga bắt không đều với ly hợp, sức kéo của xe kém đều là những dấu hiện chứng tỏ hệ thống truyền động của xe cần được kiểm tra lại trước khi bạn quyết định mua xe.
Kinh nghiệm mua ôtô cũ: Chọn xe, chọn cả người
Bên cạnh việc nhờ sự hỗ trợ của những người sử dụng xe lâu năm, những người có kinh nghiệm mua xe ôtô cũ giá rẻ thì việc trang bị những kiến thức mua xe sẽ giúp tìm được một mẫu xe cũ phù hợp.
Mua xe cũ sẽ giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí và được "lên đời" so với số tiền mà mình đang có. Tuy nhiên, nếu không có các mối quen biết hay có kinh nghiệm mua xe cũ sẽ thì khả năng mua phải "hàng dựng" sẽ khá cao.
Bên cạnh việc nhờ sự hỗ trợ của những người sử dụng xe lâu năm, những người có kinh nghiệm mua xe cũ thì việc trang bị những kiến thức mua xe sẽ giúp tìm được một mẫu xe cũ phù hợp.
Tìm hiểu thông tin về xe
Việc tìm hiểu thông tin về thị trường xe cũ trước khi mua rất quan trọng. Việc này giúp bạn hiểu thêm về mẫu xe bạn mua, giá cả và không bị hớ khi mua xe.
Tuy nhiên cũng nên cẩn thận với những chiếc xe có giá quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường. Có thể tình trạng của chiếc xe đó không còn tốt nữa, nên hãy kiểm tra thật cẩn thận trước khi quyết định.
Nếu may mắn bạn sẽ có một chiếc xe tốt và dành dụm được một khoản kha khá.
Có thể tìm đến các trung tâm xe đã qua sử dụng chính hãng để yên tâm hơn về mẫu xe lựa chọn cùng chính sách bảo hành. Tuy nhiên giá bán tại đây chênh lệch cao.
Xác định khả năng tài chính
Bạn cần tính toán và xác định xem mình có thể bỏ ra bao nhiêu để mua một chiếc xe bao gồm cả đăng ký, bảo hiểm và đặc biệt là chi phí duy tu bảo dưỡng định kỳ, một khoản kha khá nếu đó là chiếc xe cũ.
Điều này giúp bạn tránh khỏi việc “vung tay quá trán” để rồi mua xe về sau đó phải bán tháo vì không đủ khả năng “nuôi” xe.
Chọn xe theo nhu cầu
Tìm hiểu về chiếc xe dựa theo các tiêu chí như kiểu xe, hãng sản xuất, mẫu xe, năm sản xuất và giá cả để có được chiếc xe phù hợp với nhu cầu của bạn.
Khi đã ưng ý chiếc xe nào đó, hãy tìm đọc những bài đánh giá của các chuyên gia về chiếc xe đó, bạn sẽ tìm thấy đầy đủ những đánh giá về ngoại thất, nội thất, khả năng vận hành, lượng tiêu thụ nhiên liệu và các yếu tố khác để giúp bạn có quyết định cuối cùng.
Thêm nữa là hãy cập nhật tin tức về những chiếc xe mới bởi có một quy luật bất thành văn là khi có một mẫu xe mới được ra mắt thì mẫu xe tiền nhiệm ắt sẽ giảm giá, hãy chọn thời điểm thích hợp.
Liên lạc với người bán xe
Đừng ngần ngại đặt ra những câu hỏi cho người bán như tuổi đời của chiếc xe, lý do bán xe, xe đã từng gặp tai nạn hay chưa, hiện trạng của chiếc xe ra sao, có mắc phải "bệnh" cố hữu nào không?
Kiểm tra xe
Nếu bạn mua trực tiếp từ cá nhân nào đó, hãy đến tận nhà họ để xem xe, không nên hẹn ra một địa điểm khác để xem xe. Kiểm tra lại xem địa chỉ nhà có khớp với đăng ký xe hay không.
Lưu những thông tin về chiếc xe được rao bán như tình trạng xe, số công tơ mét để kiểm tra lúc xem xe.
Hãy tự mình kiểm toàn bộ chiếc xe. Nếu không có kinh nghiệm trong chuyện này, hãy nhờ một người quen hiểu biết về máy móc đi cùng kiểm tra, an toàn hơn nữa là đưa xe ra trung tâm sửa chữa bảo dưỡng để việc kiểm tra chính xác hơn.
Chú ý luôn kiểm tra xe vào ban ngày để tránh bỏ sót những vết lõm, xước, rỉ sét và các chi tiết khác.
Lái thử xe (Nếu có thể)
- Trước khi khởi động, hãy thử quay vô lăng hết cỡ sang hai bên để kiểm tra vô lăng có tiếng rít, va đập hay tiếng gõ không.
- Để kiểm tra phanh tay, hãy kéo phanh tay lên rồi thử nhấn nhẹ ga, nếu chiếc xe không di chuyển thì phanh tay vẫn hoạt động tốt.
- Lắng nghe xem có tiếng động lạ phát ra từ động cơ không. Không nên để người bán làm bạn phân tâm bằng cách nói chuyện hoặc mở đài radio.
- Thử lái xe trên nhiều kiểu địa hình.
- Sử dụng nhiều cấp số và chú ý xem việc vào số có dễ dàng hay không.
- Hãy chắc chắn rằng chân côn hoạt động tốt.
Ngã giá
Hãy cố gắng hạ giá bằng các lỗi mà bạn phát hiện ở chiếc xe. Hỏi về giá mà người bán muốn, sau đó hạ giá bán theo ý của bạn. Có thể người bán sẽ chấp nhận cái giá bạn đưa ra hoặc đưa ra mức giá khác gần mức bạn muốn.
Thanh toán và giấy tờ
- Làm các thủ tục thanh toán và giấy tờ theo thứ tự. Hãy nhớ giữ bản gốc của giấy đăng ký, chuyển nhượng, lịch sử bảo hành…
- Khi thanh toán hoặc đặt cọc, hãy giữ hóa đơn, biên nhận với đầy đủ chữ kí của người bán.
Cách kiểm tra xe cũ:
- Cánh cửa: Kiểm tra các cánh cửa đóng có sát không, có bị hở hay vênh không? Nếu có thì xe đã va chạm, tùy thuộc vào mức độ va chạm ít hay nhiều mà cân nhắc.
- Lốc máy: Kiểm tra mặt dưới lốc máy xem có bị rỉ nhớt hay không? Nếu có thì nhiều khả năng máy bị mòn gioăng. Trường hợp không rỉ nhớt cũng có thể do nhiều người lường trước được nên sử dụng nhớt đặc loại 20w-40 hay 30w-50, loại này cũng có tác dụng ngăn những xe hở bạc không ra khói đen. Thực tế vẫn nên dùng loại nhớt yêu cầu theo xe là tốt nhất.
- Hệ thống làm mát: Kiểm tra hệ thống làm mát như đường ống còn nguyên vẹn không, nhiều xe cũ hay bị rò rỉ đường ống này. Trường hợp bị nhẹ có thể tự đông lại nếu xe sử dụng nước mát loại concentrated (phải pha với nước trước khi sử dụng), nếu không sẽ bị gây thiếu nước làm nóng máy.
- Lốp xe: Ngoài kiểm tra bằng mắt người mua xe cũ nên chạy thử, nếu lốp mòn sẽ nghe tiếng ồn lớn hơn bình thường. Tiếng ồn thường do 2 bánh xe sau, nếu xe dẫn động 4 bánh thì 2 bánh trước sẽ mòn nhiều hơn vì phanh chủ động trước.
- Máy lạnh: Kiểm tra cánh quạt máy lạnh có chạy hay không, nếu không thì xe vẫn lạnh nhưng hơi yếu.
- Chân máy: Có 4 chân máy (engine mount) bằng cao su. Nếu chân máy bị gãy sẽ gây hiện tượng giật khi đề pa, chi phí thay thế rất đắt. Cách kiểm tra: mở nắp ca-pô, vào số 1 rồi nhấn ga, thấy máy giật mạnh ngược về sau hoặc ngược lên trước thì thay. Cũng dễ nhìn bằng mắt thường ở các chân cao su. Hầu hết xe cũ đều gặp hiện tượng này.
- Phanh: Chạy thử phanh có kêu rít không, nếu có thì bố phanh mòn hoặc có cát. Trường hợp này cần thay cả bố phanh và đĩa phanh.
- Côn (ly hợp): Cách nhận biết côn bị mòn với số sàn: nhả hết phanh, vào số 2, nhấn ga và thả côn từ từ. Nếu đạp mạnh ga mà xe không di chuyển thì cần thay. Cách thứ hai là tắt máy, đạp côn, nếu nghe tiếng ồn tức là côn đã mòn.
Nguồn: http://xeotocugiare.com/cach-kiem-tra-o-to-cu-gia-re-truoc-khi-mua-120.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: Mua bán ô tô, mua ôtô cũ, Thuê ô tô