Thuế tiêu thụ đặc biệt
Định nghĩa, khái niệm về thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu tính trên giá trị đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất; hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu.
Đối tượng chịu thuế TTĐB là một số sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất và một số mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu theo quy định của Luật thuế TTĐB (thuốc lá điếu, xì gà; rượu; bia; ô tô dưới 24 chỗ; xăng các loại; điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá; vàng mã…). Một số dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp như: kinh doanh vũ trường, mát-xa, karaoke; kinh doanh casino, trò chơi bằng máy jackpot; kinh doanh giải trí có cá cược; kinh doanh golf; kinh doanh sổ xố.
Đối tượng nộp thuế TTĐB là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Một mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ phải chịu thuế một lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu nộp thuế TTĐB, thì khi bán ra không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nữa.
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ và thuế suất của chính loại hàng hóa, dịch vụ đó. Giá tính thuế đối với sản phẩm được sản xuất ra và dịch vụ được cung cấp là giá bán chưa có thuế TTĐB theo phương thức trả tiền một lần; giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu. Thuế suất được quy định từ 10% đến 80% tùy từng mặt hàng và từng dịch vụ khác nhau.
Phương pháp tính thuế TTĐB như sau:
Thuế TTĐB phải nộp =Giá tính thuế TTĐB *Thuế suất thuế TTĐB
Hẳn rằng trong quá trình học kế toán thuế, bạn đã được giảng viên của mình nhắc đến nhiều loại thuế quan trọng mà hầu như doanh nghiệp nào cũng phải cần kê khai hàng tháng, trong đó không thể bỏ qua một loại thuế tiêu thụ đặc biệt, có nhiều trường hợp chưa hiểu rõ hoặc chưa được tiếp xúc thực tế nên phần hạch toán của các bạn điều hoàn toàn sai, dẫn đến hậu quả không tốt cho doanh nghiệp vì thế để nắm bắt được cơ bản chúng tôi sẽ nêu vài lưu ý mà bạn cần quan tâm khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt.
>> Xem thêm: Dịch vụ khai thuế
Những lưu ý khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt
1/ Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo tháng.
Đối với trường hợp gia công hàng hóa, nộp thuế sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt :
Doanh nghiệp có cơ sở phụ thuộc sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
Doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;hướng dẫn cách kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt.
Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước.
Doanh nghiệp sản xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi. Phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt cho toàn bộ số hàng hóa này.
Đối với các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng cho doan nghiệp và đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
2/ Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo lần phát sinh.
Trường hợp được tính đối với người nộp thuế mua hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu nữa mà bán hàng trong nước :
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế không phải nộp hồ sơ kê khai thuế. Nhưng chậm nhất là 5 ngày trước khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh và người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai tiếp tục đúng như quy định.
Kỳ tính thuế đầu tiên trong tháng được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ của thuế.
Nếu trong kỳ tính tính thuế (theo tháng) không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi giảm thuế (quy định do thiên tai, dịch họa, tai nạn bất ngờ) thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ kê khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời gian quy định.
Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước, trừ những trường hợp cơ quan thuế đã ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại Điều 37, 38 của Luật quản lý thuế. Bạn có thể tham khảo về Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Lưu ý : Người kế toán hay quản lý là người nộp thuế, phải khai chính xác, trung thực và đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫ do Bộ tài chính quy định. Trường hợp hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế điều chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế.
Nguồn: http://dichvukhaithue.com/thue-tieu-thu-dac-biet-97.html
Đăng bởi Uyên Vũ Tags: Kiến thức về thuế, Thuế, Thuế tiêu thụ đặc biệt